2 cây móc mật
1 / 1

2 cây móc mật

4.8
6 đánh giá

Tác dụng của cây móc mật – Trong đời sống + Quả móc mật vị hơi chua ngọt có thể dùng để ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn đặc trưng. + Lá mắc mật có chứa tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay, lợn quay, kho cá…Hơn nữa trong lá còn có

17.000
Share:

Tác dụng của cây móc mật – Trong đời sống + Quả móc mật vị hơi chua ngọt có thể dùng để ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn đặc trưng. + Lá mắc mật có chứa tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay, lợn quay, kho cá…Hơn nữa trong lá còn có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao tốt cho sức khỏe người sử dụng + Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, được mua về dùng làm gia vị. – Đối với sức khỏe + Lá mắc mật có tác dụng tốt trong việc lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành các sản phẩm chức năng. + Tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu chủ yếu để làm thuốc. + Lá và rễ cây mắc mật được dùng làm nguyên liệu trong đông y. Cách trồng và chăm sóc cây móc mật 1. Dụng cụ trồng Bạn có thể tận dụng ngay các bao xi măng, bao tải, chậu, khay hay thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn đã lâu không sử dụng để trồng cây mắc mật. Lưu ý: Nếu là dụng cụ thù dưới đáy phải đục lỗ để thoát nước. Chậu trồng cây mắc mật tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng tối thiểu từ 35 – 40cm, cao từ 30 – 50cm để cây có nhiều diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng phù hợp sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh. 2. Đất trồng Cây mắc mật có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều nền đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát. Ngoài ra còn có đất thoát nước tốt, đất nương rẫy, đất đồi thấp, phù sa ven suối và phù hợp với mọi địa hình. Bạn có thể mua đất sẵn ngoài các shop hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải khoảng 15 – 20 ngày trước khi trồng để xử lý sạch các mầm bệnh có trong đất. 3. Chọn giống và trồng cây Cây móc mật giống thường được nhân giống từ hạt hoặc bằng phương pháp ghép cây. → Nhân giống từ hạt: Ưu tiên lựa chọn những hạt giống khỏe, sạch sâu bệnh, phơi nhẹ hạt giống dưới bóng râm từ 2 – 3 ngày. Sau đó ngâm hạt trong nước ấm ( tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh) liên tiếp trong vòng 6 giờ. Sau đó tiếp hành gieo vào bầu đất nylon có kích thước 15 x 30cm (bầu được đặt vị trị có che bóng hoặc nơi râm mát). Hàng ngày, tưới đẫm nước lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khi cây con từ 3 – 4 cặp lá thật có thể bón thúc bằng phân chuồng hoại với phân lân rắc trên mặt bầu. Sau 12 tháng là có thể đem ra trồng. → Giống cây ghép: Sau khi chăm sóc cây từ hạt trong vườn ươm được 16 – 18 tháng, gốc cây ghép có đường kính 1 – 1,5cm là có thể tiến hành ghép. Gốc ghép được cắt ngọn cách mặt đất khoảng độ 20 – 30cm. Dùng dao chẻ đôi từ vị trí cắt ngọn sâu vào trong gỗ khoảng 1cm. Cành ghép là cành được chọn từ cây mẹ sai quả, là cành bánh tẻ có đường kính 1 – 1,5cm với sức sinh trưởng tốt, cành ghép dài 10cm có 4 – 5 chồi ngủ, đầu phía gốc cành được vạt hai bên thành hình nêm sao cho dễ cắm vào gốc ghép, dùng dây nylon quấn chặt lại. Sau khi ghép từ 15 – 20 ngày không được tưới nước quá ẩm. Sau khoảng 6 – 8 tháng có thể đem ra trồng ngoài vườn.

Xuất xứ

Việt Nam

Sản Phẩm Tương Tự