Bộ chuông mõ tụng kinh đồ thờ phụng cao cấp Hồng Thắng
Chất liệu : Chuông bằng đồng vàng - Mõ bằng gỗSố lượng: 1 bộ : Gồm 1 chuông và 1 mõ như hìnhKích thước : Chuông đường kính 11cm - Mõ dài 11cm rộng 10cm Kiểu 1 Kiểu 2 Ảnh chi tiết sản phẩm Chuông, Mõ trong lúc làm lễ Phật, Tụng kinh gọi là Nghi thức Chuông mõ, mục đích
Hồng Thắng
@do-tho-hong-thangĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Chất liệu : Chuông bằng đồng vàng - Mõ bằng gỗSố lượng: 1 bộ : Gồm 1 chuông và 1 mõ như hìnhKích thước : Chuông đường kính 11cm - Mõ dài 11cm rộng 10cm Kiểu 1 Kiểu 2 Ảnh chi tiết sản phẩm Chuông, Mõ trong lúc làm lễ Phật, Tụng kinh gọi là Nghi thức Chuông mõ, mục đích giúp cho những người tham dự hành lễ, tụng kinh được chí thành, trang nghiêm hơn.Ở trong chùa chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mõ bên tay phải. Nguời thỉnh chuông gọi là Duy na, người gõ mõ gọi là Duyệt chúng.Ở trong chùa có bài kệ khi thỉnh chuông như sau: Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới Thiết vi u ám tất giai văn Văn trần thanh tịnh chứng viên thong Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. (Nghĩa là: Nguyện cho tiếng chuông nầy vang khắp nơi, ở Địa ngục u ám Thiết vi cũng được nghe, ở trần thế được thanh tịnh chứng quả, hết thảy chúng sanh đều thành bực chánh giác Bài kệ đọc khi nghe có tiếng chuông: Văn chung thinh phiền não khinh Trí huệ trưởng Bồ đề sanh Ly Địa ngục xuất hỏa khanh Nguyện thành Phật độ Chúng sanh Án Dà Ra Đế Da Ta Bà Ha (3 lần) (Nghĩa là :Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ đi, trí tuệ tăng trưởng thêm, sanh tâm Bồ đề, rời khỏi địa ngục, không bị lửa địa ngục thiêu đốt, nguyện thành Phật để độ hết chúng sanh.) Cho nên tiếng chuông rất quan trọng, lại nữa trong khi tụng kinh, tiếng chuông báo hiệu cho người dự được biết sắp chuyển qua niệm danh hiệu khác, sắp hết một bài kinh hay kệ, bắt đâu lạy xuống cũng như khi đứng lên được nhịp nhàng. Thỉnh thoảng trong bài kinh dài có thỉnh chuông để cho người dự tĩnh thức trong lúc tụng kinh. Cách thức sử dụng chuông mỏ như sau: Sau khi bàn Phật đã chuẩn bị xong về nhang, đèn, hoa quả, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông, có nghĩa là giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi lần vị chủ lễ xá, thỉnh một tiếng chuông, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chánh điện thì dập chuông (dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra).Khi nghe dập chuông thì vị chủ lễ cũng như mọi người tham dự cùng đứng lên. Sau phần Đãnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ như sau: Chuông thỉnh trước: * * * Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: - - - - - - - (bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra) Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: * - * - * - - - - * Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy. Mỗi khi bắt đầu vào bài Kinh, bài Chú hay Kệ, mõ bắt đầu đánh vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng kế tiếp, ví dụ: Kệ Khai Kinh Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu ... Mõ cứ tiếp tục đánh cho đều nhịp, đến khi câu cuối còn chừng 5 hay 7 tiếng, đánh lơi ra và trước tiếng cuối cùng, mõ đánh hai tiếng liền nhau như sau: … Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu. Hoặc chẳng hạn như: … Thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát MaHa Tát! Còn Chuông khi chấm dứt niệm mỗi danh hiệu Phật hay Bồ Tát sẽ thỉnh một tiếng chuông, để người ta biết là sẽ sang qua danh hiệu Phật hay Bồ Tát khác, trong bài kinh dài, thỉnh thoảng cuối câu nên thỉnh một tiếng chuông. Chấm dứt mỗi bài Kinh, Kệ hay Chú, chuông thỉnh 3 tiếng ở vào tiếng thứ 3, tiếng thứ 5 và tiếng chót, như sau: … Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.(Chuông thỉnh vào tiếng Như, hiểu, sâu) Tiếng chuông rất quan trọng khi hợp tụng, dùng để báo cho người dự biết bài kinh sắp chấm dứt, sắp chuyển sang niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát kế tiếp. Người thỉnh chuông phải chú ý xem khi nào vị Chủ lễ xá thì thỉnh một tiếng chuông, về niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát hay Chú, vị Chủ lễ sẽ dẫn chúng niệm 3 lần, 7 lần, 10 lần, 21 lần … tùy trường hợp, do đó nên để ý, thấy vị Chủ lễ xá mới thỉnh chuông. Bao giờ khi bài Kinh, Kệ, Chú sắp chấm dứt, vị Chủ lễ sẽ tụng, niệm chậm, lơi dần ra, mõ theo đó gõ chậm, người thỉnh chuông chú ý thỉnh 3 tiếng chuông vào tiếng thứ 5, thứ 3 và cuối cùng (nếu biết). Khi chấm dứt thời kinh, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 1 hồi và 3 tiếng rời sau cùng, tượng trưng cho sự gìn giữ tam nghiệp luôn được thanh tịnh. Cư sĩ tụng kinh tại gia, có một mình, nghi thức chuông mõ cũng y như vậy. Chỉ riêng chuông và mõ để thế nào cho tay thuận gõ mõ, tay kia thỉnh chuông, không nhất thiết phải để y như trên kia đã nói. Trong khi quỳ tụng kinh, thì chuông mõ phải để ngang với cùi chỏ, còn ngồi thì chuông mõ phải để xuống nền Chánh điện, như vậy mới thuận tiện cho việc gõ mõ. Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Thương hiệu
Hồng Thắng
Xuất xứ thương hiệu
Việt Nam
Model
chuongmo2
Kích thước (Dài x Rộng x Cao)
Kích thước : Chuông đường kính 11cm - Mõ dài 11cm rộng 10cm
Xuất xứ
Việt Nam
Kích cỡ
11
Sản phẩm có được bảo hành không?
Không
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Tấm Chắn Dầu Mỡ Cách Nhiệt Dùng Trong Nhà Bếp C3156 Hàng Xuất Nhật kích thước 84x39x0.4cm (họa tiết ngẫu nhiên)
19.000₫
Đã bán 4