Cây giống vải thiều hạt lép cho quả khi chín màu đỏ rực, ăn ngọt hạt lép hoặc không hạt
Với hình dáng bề ngoài không khác gì những giống vải khác. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở chỗ giống vải này hoàn toàn không nhìn thấy hạt. Chiều cao trung bình 4m với tán lá vươn rộng lá màu xanh đậm thuôn dài. Qủa của vải không hạt cũng to ngang các loại vải thiều. Khi
Học viện nông nghiệp 1 hà nội
@cayanquabonmua_giareĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Với hình dáng bề ngoài không khác gì những giống vải khác. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở chỗ giống vải này hoàn toàn không nhìn thấy hạt. Chiều cao trung bình 4m với tán lá vươn rộng lá màu xanh đậm thuôn dài. Qủa của vải không hạt cũng to ngang các loại vải thiều. Khi chín chùm quả có màu đỏ rực rỡ và khi ăn có vị ngọt đậm đà. Do đặc điểm giống không có hạt nên phần thịt sẽ chiếm hầu như toàn bộ bên trong ruột. Điểm thích thú nhất cũng chính là cảm giác cắn vào thịt quả mà không phải để ý đến hạt của chúng bên trong. Cho năng suất kinh tế cao. Chọn đất Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn. Thời vụ trồng Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm. Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m. Đào hố trồng Đào hố trồng vải thiều không khác so với những loại cây trồng khác nhưng cần chú ý đên điều kiện đất trồng. Với vùng đất bằng thấp thì nên đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 70 cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 80 – 100 cm. Cách trồng cây Với những hố đã đào sẵn thì bới một lỗ nhỏ ở giữa, đặt cây con vào, dùng tay lấp đất và ấn chặt đất xung quanh miệng hố. Trồng xong nên dùng cọc để chèn xung quanh gốc để tránh gốc cây bị lung lay. Tưới nước Sau một vụ đông giá rét và khô hạn, cây đang rất cần nước, vì vậy việc tưới nước để giữ độ ẩm cho vải là rất cần thiết, ẩm độ phải luôn bảo đảm từ 60 – 70%. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn quá trình thụ phấn, quả đậu ít. Bón phân Thời gian này, ngoài phân đa vi lượng, cây vải còn cần các yếu tố vi lượng, đặc biệt là Bo để tăng cường sức sống của hạt phấn, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn, quả sẽ đậu nhiều. Bón phân khoáng theo tỷ lệ: 25% đạm + 25% kali + 30% lân (trong tổng lượng phân bón trong năm) sau khi tưới ẩm đất. Bón vào bốn hốc đều nhau, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây. Lượng bón tùy theo cây lớn hay bé, tốt hay xấu, trung bình bón từ 0,2 – 0,5kg đạm, 0,2 – 0,5kg kali, 0,5 – 1kg lân. Ngoài ra, nên phun 2-3 lần phân bón qua lá, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày như: Komic, Antonich, Bioted (602,603)… trước và sau khi hoa nở 10 ngày để cung cấp phân vi lượng cho cây tăng độ đậu quả. Phòng trừ sâu bệnh Sâu hại vải thời kỳ này chủ yếu là bọ xít non, rệp hại hoa và quả non. #vai#cayvai#vaigiong#vaithanhha#cayvaithieu#giongvaithieu#caygiongvaithieu#vaithieuthanhha
Sản Phẩm Tương Tự
Khay Đựng Mứt Tết,Khay Đựng Bánh Kẹo 5/6 Cánh Xoay 360 Phong Cách Châu Âu Tiện Lợi
150.000₫
Đã bán 103