CHẬU CÂY DÂU TẮM SẮP CÓ TRÁI (HÌNH SHOP chụp,RA TRÁI QUANH NĂM)
Cây dâu tằm – tác dụng của cây dâu tằm làm thuốc Hiếm có loại cây nào mà có thể dùng làm thuốc từ rễ, cành, lá, tới cả cây tầm gửi trên cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu như cây dâu tằm. Vậy tác dụng chữa bệnh của dâu tằm là gì? Lá dâu tằm: dùng làm thức ăn n
Vườn cây nhà trồng
@shop_cayduduĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Cây dâu tằm – tác dụng của cây dâu tằm làm thuốc Hiếm có loại cây nào mà có thể dùng làm thuốc từ rễ, cành, lá, tới cả cây tầm gửi trên cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu như cây dâu tằm. Vậy tác dụng chữa bệnh của dâu tằm là gì? Lá dâu tằm: dùng làm thức ăn nuôi tằm, ngoài ra còn sử dụng làm rau ăn, ăn kèm trong một số món gỏi, nướng…Ngoài ra dâu tằm còn được biết tới và sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi Tang diệp. Tang diệp có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp cùng các vị dược liệu khác có tác dụng rất tốt chữa các bệnh về mắt, đau đầu, chóng mặt, cao huyết áp, tiểu đường, cảm mạo, trị ho, ra mồ hôi trộm, làm đẹp da… Quả dâu tằm: Quả dâu tằm ngoài việc được sử dụng như một thức quà còn được biết tới với nhiều món ăn từ dâu tằm cho hiệu quả bất ngờ như siro dâu tằm, mứt dâu tằm, kem sữa chua dâu tằm, sữa chua dâu tằm, bánh dâu tằm…. Ngoài ra trong Đông y quả dâu tằm – tang thầm còn là vị dược liệu quý giúp bổ thận, tráng dương, làm sáng mắt, hỗ trợ tiêu hóa, an thần, chữa bệnh mất ngủ, làm đen râu tóc, tiểu đường – được nhiều đánh giá ví như thuốc trường thọ. Vỏ rễ cây dâu: Đông y gọi vỏ rễ dâu là tang bạch bì là vị thuốc hơi chát, có tác dụng lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho đờm, hạ sốt, nhuận táo, kiện tỳ.. được sử dụng trong các chứng ho ra máu, ho do phế nhiệt, viêm phế quản, khó thở, viêm họng kèm sốt.…Vỏ rễ dâu thường được thu hoạch vào cuối thu khi lá rụng. Đào lấy rễ cạo hết lớp vỏ ngoài, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, đem phơi hoặc sấy khô. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng các vị dược liệu khác để có hiệu quả cao nhất. Cây tầm gửi trên cây dâu tằm: trong Đông y gọi là Tang ký sinh có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, chữa đau lưng, xương khớp, giúp an thai, lợi sữa… Cây tầm gửi trên cây dâu là vị thuốc đầu bảng trong đông y chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi gối. Tầm gửi dâu có dùng độc vị hoặc kết hợp cùng các dược liệu khác. Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm: trong Đông y gọi là Tang phiêu riêu có tác dụng lợi tiểu, bổ thận, chữa chứng tiểu nhắt, tiểu nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm. Sâu trong thân cây dâu: hay còn gọi là nhậy sâu là ấu trùng của một loại xén tóc sống và lớn dần trong thân cây dâu tằm. Sâu dâu là vị dược liệu có vị ngọt, mặn, béo, mùi thơm, tính ấm, không độc có tác dụng tiêu tích, giải độc, giảm ho cầm máu chữa chứng đau mắt, chảy nước mắt nhiều, lở mũi miệng, ho sốt, kinh phong ở trẻ nhỏ. Cành dâu tằm hay còn gọi là tang chi có vị đắng, tính bình, tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phũ thũng, bí tiểu, cao huyết áp, tiểu đường, đau nhức xương khớp, nhức mỏi lưng…Ngoài ra gỗ dâu còn dược dân gian lưu truyền có tác dụng trừ tà, giúp trẻ ngủ ngon, không bị giật mình, ra mồ hôi trộm… Cách cành dâu bánh tẻ thường được lấy làm vòng gỗ dâu tằm cho bé. Vòng gỗ dâu tằm – món quà ý nghĩa vào các dịp đầy tháng, sinh nhật, đầy năm cho các bé yêu.
Xuất Xứ
Việt Nam