Cây roi đỏ thái
1 – Giới Thiệu: Cây giống roi đỏ Thái lan có chất lượng tốt và cho năng suất cao chính vì những đặc điểm này mà được bà con nông dân ưa chuộng để trồng. Quả khi chín có màu đỏ tươi trông rất đẹp mắt, ăn có vị ngọt và chua nhẹ. Với kỹ thuật trồng và chăm sóc roi đỏ Thá
Hạt giống thế kỷ
@caygiongthekyĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
1 – Giới Thiệu: Cây giống roi đỏ Thái lan có chất lượng tốt và cho năng suất cao chính vì những đặc điểm này mà được bà con nông dân ưa chuộng để trồng. Quả khi chín có màu đỏ tươi trông rất đẹp mắt, ăn có vị ngọt và chua nhẹ. Với kỹ thuật trồng và chăm sóc roi đỏ Thái Lan dưới đây sẽ giúp bà con nắm rõ quy trình trồng cũng như chăm sóc, các sâu bệnh thường gặp của giống roi đỏ này. 2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Cây trồng sau một hoặc hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông, màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn, ngọt, ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 – 120gram/trái. 3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Roi đỏ Thái Lan được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm. Mật độ thích hợp nhất là 4x4m, hàng cách hàng 5m. 4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Vùng đất rũng: Làm mô trồng rộng 0,6-0,8m, cao 0,3-0,6m. Đất dốc:Nếu độ dốc nhỏ hơn 7%, hốc trồng ngang bằng mặt đất. Đất quá dốc, hốc trồng có thể thấp hơn mặt đất 10-20cm. 5 – Phân Bón Lót: Mỗi mô có thể bón lót 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân lân, 5-10kg phân hữu cơ hoai mục. 6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Roi Đỏ: Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng. Rọc đáy túi dựng bầu. Đặt cây vào vị trí, và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra. Lấp đất giữ chặt cây. Cắm cọc cố định cây (cột cây bằng dây nilon). Giữ ẩm: Sử dụng các vật liệu dễ tìm như rơm rạ, cỏ khô đậy phủ xung quanh gốc để giữ ẩm Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây thường xuyên nhất là ở thời kỳ mới trồng, hay khô hạn kéo dài. Cây roi đỏ chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo. Thời kỳ mang trái, cây rất cần nhiều nước để nuôi trái. Thiếu nước năng suất kém, phẩm chất giảm và trái nhỏ. 7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Roi Đỏ: 7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. 7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Tỉa bỏ cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh, tạo thông thoáng giúp cây quang hợp tốt. Khống chế chiều cao cây roi đỏ khoảng 3,5m trở lại. Hàng năm nên bồi thêm đất cho cây vào đầu mùa khô như bùn mương, đất khô dày 2-3cm, xung quanh và bón phân hữu cơ hay phân hóa học. 7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Roi Đỏ: Phân hữu cơ: Bón 10-15kg phân hữu cơ hoai mục, như: Phân trâu bò, heo, dê, rơm rác mục. Cách bón: Có thể bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng hay đào 3-4 hố kích thước 40x40x40cm ở khoảng giữa tán cây bón phân vào hố và lấp đất lại. Phân hóa học: Năm thứ nhất: Bón cho cây roi đỏ khoảng 50 gram phân NPK 16-16-8. chia ra 4-5 lần bón trong năm; năm thứ hai bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3-4 lần bón; thời kỳ cho
Sản Phẩm Tương Tự
100 Bóng Led Ruồi 5v Liền Dây 5MM Đủ Màu Đơn Sắc,led ruồi 5mm điện áp 5v chuyên dùng làm biển quảng cáo, biển vẫy
33.600₫
Đã bán 2