CHẬU CÂY TÙNG XÀ ( THỦY TÙNG--NGỌA TÙNG ) SIÊU ĐẸP
* Ngọa tùng (Juniperus Procumben Nana) Cây Ngọa Tùng tại Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK Ngọa tùng (tùng xà) tên khoa học là Juniperus procumbens Nana. Đây là loại cây khó chết, dễ nảy mầm và ra rễ, dễ làm bonsai mini dù mới chỉ vài tuổi. Do đó, gần như ai mới chơi bo
Shop Trung Hieu PhuTho
@shop_hoa_trung_hieuĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
* Ngọa tùng (Juniperus Procumben Nana) Cây Ngọa Tùng tại Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK Ngọa tùng (tùng xà) tên khoa học là Juniperus procumbens Nana. Đây là loại cây khó chết, dễ nảy mầm và ra rễ, dễ làm bonsai mini dù mới chỉ vài tuổi. Do đó, gần như ai mới chơi bonsai cũng tập qua loại này (bên Mỹ), cũng giống như ở miền Bắc ai cũng tập chơi sanh đầu tiên, và ai mới tập guitar cũng chơi Romantic đầu tiên vậy! Bên Mỹ , nhà vườn họ bán 3$ một cây 3-4 tuổi trong chậu 3 lít. Ai mới mua nhà, muốn cây này phủ đất thì trồng cứ 1 m2 4 cây. Sau 5 năm, chúng sẽ phủ kín mít và chỉ cao khoảng 30 cm. Tuy nhiên gốc chúng to rất chậm, muốn có gốc cỡ 5 cm đường kính thì cũng phải 25 năm nếu trồng dưới đất. Đặc điểm sinh lý của ngọa tùng và cách chăm sóc Đặc điểm sinh lý Như mọi loài Juniper khác, ngọa tùng phát triển mạnh hay yếu là do mức lấy sương đêm. Tùng phát triển ngược đời lắm, ban ngày chúng khép các lỗ khí khổng lại để tránh mất nước, chỉ dùng năng lượng mặt trời chuyển hóa nhựa nguyên thành axit hữu cơ và tích trữ lại, ban đêm mới mở khí khổng lấy nước để tổng hợp thành nhựa luyện. Thế nên chỉ có ban đêm lá mới hấp thụ nước thôi. Tưới ướt lá tùng vào ban ngày là chuyện rất vô duyên bởi chúng đâu có lấy được nước đâu, lại cản trở quá trình quang hợp. Nếu không có sương đêm, bạn có thể tưới ướt lá khoảng chừng 15′ là đủ. Tóm lại ngọa tùng rất thích có hạt sương đọng ở búp lá. Nếu điều đó xảy ra mỗi đêm, cây sẽ phát triển quanh năm. Đất ẩm nhưng không ướt và có sương, cây sẽ phát rất nhanh. Tiếp theo, tùng là loài ưa nắng. Nếu có ánh nắng mạnh và thời gian chiếu sáng dài, tùng sẽ phát mạnh. Tuy nhiên tùng không chịu nổi cái “lò nướng bánh” trên trần nhà bê tông ở miền Bắc vào mùa hè (mình đã đo thử, nhiệt độ thường khoảng 45o-50oC). Cây chỉ thích nhiệt độ “ấm” tức là khoảng 10o-40oC mà thôi. Bạn hãy xem kiểu sương đêm mà ngọa tùng rất thích. Vậy thì ta có 4 điều kiện để cây ngọa tùng sống tốt như sau 1. Nước thoát thật nhanh: nếu chậu đất cát mịn, lấy dao xắn đất mặt chậu sâu xuống càng gần đáy chậu càng tốt. Bỏ lớp đất này đi. Gốc cây sẽ cao hẳn lên khỏi mặt đất, chuyện úng nước khó xảy ra. 2. Để cây ra giữa trời nắng. Đừng để cho nền gạch hắt nóng hư cây. Nên đề cây cách mặt nền gạch càng nhiều càng tốt (ít nhất cũng cần trên 1 mét). Nền gạch quá nóng, nên để chậu cây nhỏ vào chậu lớn, độn xốp cách nhiệt chung quanh. 3. Tưới ướt lá mỗi ngày vào chiều sẩm tối. Nếu mùa nắng nóng, tưới ướt lá ban đêm không sợ cây bịnh. Nước trên lá rơi xuống đất là đủ. (Thỉnh thoảng thăm chừng, thấy đất trong chậu khô rang mới tưới đẫm một lần). 4. Chỉ khi nào lá cây nổi đầy búp lá, lúc đó mới tưới chút phân vì đã có rễ. Cây không phát = rễ yếu. Rễ yếu mà tưới phân thì cây chết! Cách giâm cành ngọa tùng Cứ cắm cành to bằng đầu đũa xuống đất ấm và có nắng, sau 6 tuần cành sẽ ra rễ, không cần thuốc men gì cả. Xem thêm: Kinh nghiệm Giâm Cành Ngọa Tùng Kinh nghiệm bổ sung: Chơi tùng vừa dễ vừa khó, dễ nếu ta nắm được một số đặc điểm sinh lý của tùng. Những điều
Xuất Xứ
Việt Nam
Sản Phẩm Tương Tự
Bộ 24 Trái Châu Trong Suốt Kích Thước 6cm Dùng Trang Trí Cây Thông Giáng Sinh
131.000₫