Giáo Trình ĐỒ HỌA KỸ THUẬT - Engineering Drawing
1 / 1

Giáo Trình ĐỒ HỌA KỸ THUẬT - Engineering Drawing

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

Chúng ta đã biết rằng Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin kĩ thuật nhằm thể hiện ý đồ thiết kế của người cán bộ kĩ thuật và đồng thời cũng là tài liệu kĩ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất và gia công. Vì vậy, bản vẽ kĩ thuật đã trở thành “tiếng nói của ng

157.000
Share:
VIETNAMBOOK

VIETNAMBOOK

@vinabook-jsc
4.8/5

Đánh giá

9.900

Theo Dõi

34.345

Nhận xét

Chúng ta đã biết rằng Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin kĩ thuật nhằm thể hiện ý đồ thiết kế của người cán bộ kĩ thuật và đồng thời cũng là tài liệu kĩ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất và gia công. Vì vậy, bản vẽ kĩ thuật đã trở thành “tiếng nói của người kĩ sư thiết kế”. Năm 1977 nước ta là thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Chính vì thế mà việc thành lập các bản vẽ kĩ thuật không những tuân theo các tiêu chuẩn mới nhất của nền sản xuất Việt Nam mà chúng cũng cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn chung của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization). Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) về bản vẽ kĩ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, về các hình biểu diễn, về các kí hiệu và quy ướ cần thiết cho việc thành lập các bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ kĩ thuật có thể được thành lập bằng tay nhờ các dụng cụ vẽ truyền thống hay bằng sự trợ giúp của máy tính điện tử phần mềm AutoCAD là phần mềm thông dụng và phổ biến rộng rãi hiện nay. Giáo trình Đồ họa kĩ thuật này là tích hợp phần cốt lõi của học phần Hình họa vào học phần Vẽ kĩ thuật để tạo ra một khối kiến thức logic liên tục nhằm trang bị cho người học có đủ kiến thức để đọc cũng như thành lập các bản vẽ kĩ thuật. Nội dung giáo trình được biên soạn dựa vào các tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam và ISO, bám sát đề cương chi tiết học phần Đồ họa kĩ thuật và học phần Vẽ kĩ thuật đồng thời phù hợp với chương trình cải cách hiện hành của trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng. Bố cục nội dung giáo trình bao gồm: Lý thuyết; câu hỏi và bài tập ôn; bài tập thực hành bắt buộc các chương đánh giá quá trình học tập. Phân công các tác giả biên soạn giáo trình Đồ họa kĩ thuật này như sau: Nguyễn Công Hành: Chương 3; Chương 9; Chương 10; Bài tập các Chương 3, 9 và tổng hợp. Nguyễn Đức Sỹ: Chương 1; Chương 2; Chương 7; Chương 8; Bài tập các Chương 7, 8. Nguyễn Độ: Chương 4; Chương 5; Chương 6; Câu hỏi ôn tập tất cả các chương. Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ việc học tập và giảng dạy các học phần Đồ họa kĩ thuật, Vẽ kĩ thuật cho đối tượng sinh viên kĩ thuật thuộc các Trường Đại học kĩ thuật và đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho cán bộ vẽ, thiết kế các bản vẽ kĩ thuật. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Các kí hiệu quy ước dùng trong giáo trình 5 Chương 1. Vật liệu và dụng cụ vẽ 1.1. Vật liệu vẽ 7 1.2. Dụng cụ vẽ 9 1.3. Trình tự tô đậm bản vẽ 14 Câu hỏi ôn tập 14 Chương 2. Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật 2.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật 15 2.2. Khổ giấy 15 2.3. Tỷ lệ 21 2.4. Dạng đường và chiều rộng nét vẽ 22 2.5. Chữ viết và số 25 2.6. Ghi kích thước 27 Câu hỏi và bài tập ôn tập 42 Chương 3. Vẽ hình học 3.1. Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng 44 3.2. Chia đều đối tượng 45 3.3. Vẽ độ dốc và độ côn 51 3.4. Vẽ nối tiếp 53 3.5. Vẽ một số đường cong hình học 60 Câu hỏi và bài tập 75 Chương 4. Phương pháp các hình chiếu vuông góc 4.1. Khái niệm 80 4.2. Phương pháp chiếu 80 4.3. Biểu diễn các yếu tố hình học cơ bản 83 Câu hỏi và bài tập 97 Chương 5. Biểu diễn các mặt hình học - điểm thuộc mặt 5.1. Đường cong 98 5.2. Mặt hình học 99 5.3. Biểu diễn thấy - khuất của đối tượng trên các hình chiếu 100 5.4. Biểu diễn mặt - điểm thuộc mặt 101 Câu hỏi và bài tập 111 Chương 6. Giao của các đối tượng hình học 6.1. Khái niệm 113 6.2. Giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng 113 6.3. Giao tuyến của hai mặt phẳng 114 6.4. Giao điểm của đường thẳng với mặt 115 6.5. Giao tuyến của mặt phẳng với mặt 117 6.6. Phép thay đổi mặt phẳng hình chiếu 122 6.7. Giao tuyến của hai mặt 125 Câu hỏi và bài tập 136 Chương 7. Biểu diễn vật thể 7.1. Các phương pháp biểu diễn vật thể 138 7.2. Hình chiếu 140 7.3. Vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể 150 Câu hỏi ôn tập 156 Chương 8. Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ ba 8.1. Đọc bản vẽ 164 8.2. Vẽ hình chiếu thứ ba 164 8.3. Một số ví dụ đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ ba 165 8.4. Vẽ phác các hình chiếu vuông góc 169 Câu hỏi ôn tập 174 Chương 9. Hình cắt và mặt cắt 9.1. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt 182 9.2. Hình cắt 183 9.3. Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt 190 9.4. Mặt cắt 192 Câu hỏi ôn tập 196 Chương 10. Hình chiếu trục đo 10.1. Khái niệm 209 10.2. Phân loại hình chiếu trục đo 212 10.3. Hình chiếu trục đo vuông góc 213 10.4. Hình chiếu trục đo xiên góc 221 10.5. Ghi kích thước trên hình chiếu trục đo 227 10.6. Dựng hình chiếu trục đo 228 10.7. Dựng hình cắt trên hình chiếu trục đo 239 10.8. Hình chiếu trục đo khai triển 246 10.9. Tô bóng trên hình chiếu trục đo 248 10.10. Vẽ phác hình chiếu trục đo 250 Câu hỏi ôn tập 252 Tài liệu tham khảo 265 Chỉ mục chủ đề 267 Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

NXB Xây Dựng

Ngày xuất bản

2022-09-16 11:08:05

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

272

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Xây Dựng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan