Hạt giống Câu Kỳ Tử - Câu Kỷ Tử - Cẩu Kỷ F1 (lycium chinense)
Hạt giống Câu Kỳ Tử - Câu Kỷ Tử - Cẩu Kỷ F1 (lycium chinense) Cây kỷ tử được các nhà đông y làm bài thuốc có thể chữa được nhiều bệnh có tác dụng bổ sung khí huyết, làm chắc xương, hạ đường huyết. Ngoài ra còn chữa được bệnh đau đầu, hoa
HAT_GIONG_KIM_CUONG
@hoadepdetrongĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Hạt giống Câu Kỳ Tử - Câu Kỷ Tử - Cẩu Kỷ F1 (lycium chinense) Cây kỷ tử được các nhà đông y làm bài thuốc có thể chữa được nhiều bệnh có tác dụng bổ sung khí huyết, làm chắc xương, hạ đường huyết. Ngoài ra còn chữa được bệnh đau đầu, hoa mắt, lưng đau, gối mỏi, tinh dương, liệt dương... Câu kỷ tử có tên là Goji (phát âm là đi-gee). Đây là một loại quả mọng đã được y học Đông phương sử dụng từ cách đây hàng ngàn năm. Cây có thể đạt đến độ cao 2,5m và phát triển lâu dài. Thu hái , sơ chế: Hái quả hằng năm vào tháng 8-9 , phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho tới khi nào bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô. Bảo quản: Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp. Đóng gói: 3 hạt Nhiệt độ nảy mầm: 20 - 25 độ C Thời gian nảy mầm: 7 -15 ngày. Độ sâu gieo hạt: Rai trên mặt, phủ một lớp đất mỏng. Chiều cao cây trưởng thành: 2.5 - 4m Thời vụ: Trồng quanh năm Tuổi thọ cây: 10 - 15 năm Ra hoa: tháng Sáu đến tháng Tám, và các hạt chín từ tháng tám-tháng mười Đặc điểm: Cây kỷ tử là cây thân gỗ lâu năm, lá mọc đối xứng, quả nhỏ màu đỏ, hoa màu tím, có khả năng chịu lạnh, chịu hạn tốt, chịu được đất nhiễm mặn, ưa đất tới xốp,. Gieo trồng hạt giống câu kỷ tử - Ngâm hạt giống quả kỷ tử qua đêm, quả sẽ phồng lên trở về kích thước ban đầu, bạn vớt quả kỷ tử lên trà quả qua rây và rửa sạch với nước lạnh cho đến khi bạn nhận được hạt giống còn lại trên rây lọc. Sau đó lấy hạt giống kỷ tử gieo trên mặt đất, bỏ ra nơi có ánh sáng vừa phải, đậy túi bóng trắng, hoặc nhựa trắng lên và chờ đợi từ 7 - 15 ngày hạt sẽ nảy mầm( Trong thời gian chờ hạt nảy mầm bạn cần phải giữ ẩm cho đất. Thu hái, chế biến Vào mùa Hạ và mùa Thu khi quả đã chuyển màu đỏ vàng. Sau khi phơi âm can để vỏ ngoài nhăn lại, lấy ra phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khi vỏ ngoài quả khô và cứng, thịt quả mềm. Loại bỏ cuống. Quả thường dùng sống, hoặc tẩm rượu sao, đem sắc ngay hoặc sấy nhẹ (dưới 50 oC) đến khô giòn, tán bột hoặc phun rượu cho quả trở nên đỏ tươi, khi dùng giã nát. Công dụng của kỷ tử Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ gĩa nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương). Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương). Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống (Long Mộc Luận). Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Sản Phẩm Tương Tự
Bong Bóng Hình Con Thú, Hình Con Vật Hoạt Hình Dễ Thương Trang Trí Sinh Nhật
7.500₫
Đã bán 12