Mùn dừa đã xử lí loại tanin, Ph 7, Ec:0,1-0,2 đã bổ xung vi sinh và humic.
Mùn dừa đã xử lí loại tanin, Ph 7, Ec:0,1-0,2 đã bổ xung vi sinh và humic. Quả dừa sau khi bóc tách lấy phần nước và cơm dừa sẽ còn lại vỏ dừa, sau đó đập dập vỏ dừa sẽ tách được xơ dừa và mụn dừa. Phần vụn ra như mạt cưa được gọi là mụn dừa, phần sợi được
Greenlary-store
@greenlarystoreĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Mùn dừa đã xử lí loại tanin, Ph 7, Ec:0,1-0,2 đã bổ xung vi sinh và humic. Quả dừa sau khi bóc tách lấy phần nước và cơm dừa sẽ còn lại vỏ dừa, sau đó đập dập vỏ dừa sẽ tách được xơ dừa và mụn dừa. Phần vụn ra như mạt cưa được gọi là mụn dừa, phần sợi được gọi xơ dừa. Cả 2 đều được coi là nguồn nguyên liệu sạch dùng làm giá thể trồng cây, ươm hạt, phục vụ cho nông nghiệp sạch, canh tác hữu cơ. Trộn mụn xơ dừa vào giá thể trồng cây giúp tăng độ tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, tạo độ thông thoáng kích thích bộ rễ phát triển. Khi mụn xơ dừa phân hủy giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Hơn nữa, mụn xơ dừa còn giúp chống nóng rễ vào những ngày nắng gắt và giữ ẩm cho đất khi thời tiết khô hạn. Ngoài ra, mụn xơ dừa còn được sử dụng làm giá thể trồng các loại rau mầm, rau thủy canh, các loại hoa, hoa lan, nấm… hay ươm cây con rất hiệu quả. Hơn hết, mụn xơ dừa được ưa chuộng bởi vì nó không gây hại đến đất trồng, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Muốn sử dụng mụn xơ dừa, bạn bắt buộc phải xử lý trước vì trong xơ dừa nguyên chất có chứa Tanin và Lignin. Hai chất này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng. Do khó phân hủy nên sẽ làm tắc đường hút không khí, dinh dưỡng của rễ. Đặc biệt, Lignin chỉ hòa tan trong môi trường kiềm sẽ làm cây chậm phát triển, bị nhiễm độc… lâu dần cây sẽ không thể sống nổi. Ngoài việc xử lý chất chát có trong mụn dừ thì công đoạn xử lý nấm bệnh cũng quan trọng không kém. Để đảm bảo mụn dừa sạch mầm bệnh, cần tiến hành thêm bước ngâm ủ với Trichoderma. Để nhận biết mụn xơ dừa đã qua xử lý hay chưa, bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau đây. Đầu tiên về màu sắc, cảm quan. Mụn dừa chưa xử lý thường có màu vàng nhạt, mụn dừa đã xử lý có màu nâu đỏ và có độ ẩm cao do được ngâm rửa nhiều lần. Một ít người thì ngâm mụn dừa vào nước, nếu thấy nước nâu đỏ thì là mụn dừa chưa xử lý. Tuy nhiên đôi khi nước màu nâu vì chưa xử lý kỹ mà thôi, nên cách này không chuẩn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương pháp định tính. Mụn dừa chưa xử lý có khả năng hấp thụ nước kém còn mụn dừa đã được xử lý giữ nước rất tốt. Cuối cùng là phương pháp định lượng. Sử dụng 2 chỉ tiêu là dộ dẫn điện (EC) và chỉ tiêu pH để đánh giá mụn dừa. • Mụn dừa chưa xử lý có EC > 2.5, pH 5.5 - 6.5. • Mùn dừa đã được xử lý có EC ≤ 0.5, pH 6 - 7.
Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Đang cập nhật
Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Đang cập nhật
Loại phân bón
Hữu cơ
Sản Phẩm Tương Tự
Kệ Góc Dán Tường Gạch Men Để Đồ Đa Năng Kèm Miếng Dán Tường PVC - OENON
29.500₫
Đã bán 4
Giá Treo Inox Tiện Dụng Chắc Chắn Dễ Lắp Đặt, Kệ Để Đồ Đa Năng Gắn Vòi Lavabo - OENON
39.000₫
Đã bán 8