Sách: Gặp Chính Mình, Sống trong tỉnh thức - Cuộc đời tự do. Ứng dụng trí tuệ đạo phật vào đời sống (Hoàng Kiều Hưng)
Sách: Gặp Chính Mình, Sống trong tỉnh thức - Cuộc đời tự do. Ứng dụng trí tuệ đạo phật vào đời sống (Hoàng Kiều Hưng)
Sách: Gặp Chính Mình, Sống trong tỉnh thức - Cuộc đời tự do. Ứng dụng trí tuệ đạo phật vào đời sống (Hoàng Kiều Hưng)
Sách: Gặp Chính Mình, Sống trong tỉnh thức - Cuộc đời tự do. Ứng dụng trí tuệ đạo phật vào đời sống (Hoàng Kiều Hưng)
1 / 1

Sách: Gặp Chính Mình, Sống trong tỉnh thức - Cuộc đời tự do. Ứng dụng trí tuệ đạo phật vào đời sống (Hoàng Kiều Hưng)

3.0
2 đánh giá
10 đã bán

Mô tả: Với cuốn sách này, quý vị có thể hiểu và thực hành để có niềm tin vào chính mình, tự chuyển hóa khổ đau và chế tác hạnh phúc cho bản thân và cho những người xung quanh. Quý vị có thể hiểu cơ chế vận hành của cơ thể, cảm xúc, tâm trí từ đó kiểm soát tốt cảm xúc,

250.000₫
-6%
235.000
Share:
Hoàng kiều hưng

Hoàng kiều hưng

@hoang-kieu-hung
0.0/5

Đánh giá

0

Theo Dõi

0

Nhận xét

Mô tả: Với cuốn sách này, quý vị có thể hiểu và thực hành để có niềm tin vào chính mình, tự chuyển hóa khổ đau và chế tác hạnh phúc cho bản thân và cho những người xung quanh. Quý vị có thể hiểu cơ chế vận hành của cơ thể, cảm xúc, tâm trí từ đó kiểm soát tốt cảm xúc, làm lắng dịu thân thể và tâm trí. Cuốn sách chỉ ra bản chất của vũ trụ, con người. Từ đó giúp chúng ta có sự hiểu biết về mục đích tối thượng của đời sống. Một số trích đoạn trong sách: *Xử lý những cảm xúc mạnh Khi chúng ta có những cảm xúc lớn như tuyệt vọng, sợ hãi tột độ, căm thù hay sau khi nghe một tin dữ. Những cảm xúc nó vọt lên như ngọn lửa đốt cháy cả thân cả tâm mình. Lúc đó ta cảm tưởng như mình không thể sống nổi. Thời tiết có khi có bão, khi cơn bão đến thì mình cảm tưởng như cây cối sẽ bị quật đổ hết, cũng giống như khi có một cơn cảm xúc lớn nó đến làm mình rung chuyển, thì mình khó chịu, đau khổ vô cùng. Chúng ta nhìn một cái cây đứng đơn độc trong cơn bão, nếu mình chú ý tới ngọn cây, cành lá thì mình thấy nó oằn oại theo chiều gió. Đứng trước cơn bão thì cái cây có vẻ rất mong manh, có thể gãy đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta cũng vậy, chúng ta là cái cây đứng trong bão tố của cơn cảm xúc lớn, những lúc đó suy nghĩ của ta có thể là muốn chết, tại vì ta nghĩ rằng chết là phương pháp duy nhất để chấm dứt cái cảm xúc đau khổ này. Bao nhiêu người không biết xử lý cảm xúc của mình đã mất đi, họ không còn phương pháp nào ngoài phương pháp chấm dứt sinh mạng của mình. Chúng ta cần thực tập và chia sẻ phương pháp này đến mọi người, nhất là với những người trẻ. Chúng ta ngồi lại và thấy rằng đây chỉ là một cái cảm xúc thôi, bất kỳ một cảm xúc nào nó cũng đến, nó ở lại một thời gian rồi nó lại đi, mình cần thấy được như vậy. Cảm xúc dễ chịu cũng thế mà cảm xúc khó chịu cũng thế, nó tới vì nó có căn cứ tâm lý, sinh lý của nó. Sinh lý của mình đã được xếp đặt như thế nào, tâm lý của mình, hoàn cảnh của mình ra sao để cho cơn bão cảm xúc đó nó thổi bùng lên, đó là nhìn sâu vào nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; để thấy được những điều kiện xa gần đã đưa tới cảm xúc đó. Mỗi khi mình nhìn cái cây đang oằn oại dưới sức gió, thì mình đừng chú ý nhiều tới ngọn cây, mình đưa mắt nhìn xuống thân cây thì mình sẽ yên tâm hơn. Mình thấy cái cây được cắm rễ sâu vào đất, thân cây đang đứng vững và mình có cảm tưởng cái cây này nó sẽ không sao đâu. Còn nếu mình nhìn lên ngọn cây thì mình thấy cái cây có thể gãy đổ bất cứ lúc nào. Con người mình cũng vậy, thân và tâm mình có cái gốc rất vững. Nếu mình nhìn cái ngọn của thân và tâm, là suy nghĩ và cảm xúc thì mình sẽ thấy mình rất mong manh, rất dễ gãy đổ. Nhưng nếu mình trở về với thân mình, mình nắm được phần vững chãi nhất của thân và tâm, tức là phần gốc của mình, thì mình sẽ không còn là nạn nhân của cơn cảm xúc đó nữa. Gốc của thân và tâm của chúng ta ở dưới bụng, ngay dưới rốn mình có huyệt đan điền. Khi mình phát hiện có một cảm xúc mạnh nó tới, thì mình đừng có cư trú ở vùng não bộ, hay vùng trái tim, những lúc đấy mình đừng có quanh quẩn trong cái vùng suy nghĩ và vùng cảm xúc mà hãy đưa sự chú ý của mình đi xuống dưới, tới cái bụng dưới của mình. Mình phải trú ngụ nơi huyệt đan điền và bắt đầu thở, mình chỉ chú ý tới sự phồng xẹp của cái bụng thôi. Mình phải nắm lấy, ôm lấy cái chỗ này vì nó là gốc của thân thể và tâm trí mình. Gốc của tâm trí mình không phải là phần ý thức ở phía trên mà là phần tiềm thức ở phía dưới, tôi sẽ đi sâu hơn về tiềm thức trong các chương sau. Nếu mình biết cách ngồi cho vững, thở ra thở vào để theo dõi sự phồng xẹp của cái bụng thôi, trong 15-20 phút thì có thể cảm xúc đấy nó sẽ đi qua, cơn bão đi qua và mình sống sót được. Mình có thể mỉm cười và thấy rằng nó chỉ là một cơn bão thôi và trong cơn bão đó mình đã khôn khéo, mình đã về trấn giữ cái gốc của mình và mình không hề hấn gì cả. Còn nếu mình cứ phiêu lưu ở phần suy tư và cảm xúc thì mình chết... *Gặp chính mình Truyền thống tâm linh phương Tây tin rằng một người đã đạt tới đỉnh cao của sự sống khi mặc khải. Mặc khải nghĩa là gặp Chúa, Thượng Đế. Truyền thống phương Đông thì tin rằng một người đạt tới giải thoát khi đốn ngộ. Đốn ngộ có nghĩa là đột nhiên giác ngộ, đột ngột bừng tỉnh và thấy được chân lý mà không cần qua các bước, giai đoạn từ thấp đến cao. Tôi gọi đốn ngộ là gặp chính mình. Tôi tin rằng về mặt hiện tượng có vẻ như phương Tây và Phương đông có khác nhau một chút, nhưng bản chất của sự kiện gặp Chúa hay gặp chính mình đều là một. “Đạt tới đỉnh cao” là một thuật ngữ thực sự hấp dẫn với bản ngã (cái tôi), vì cái tôi của chúng ta có vẻ thích những thuật ngữ như: đỉnh cao, thành công, hạnh phúc, tài giỏi… nhưng khi đã gặp chính mình thì ta không còn cần đỉnh cao nào cả... *Hiểu và thương Chúng ta không cần cố gắng thương người khác vì nếu không hiểu họ thì ta càng thương càng khiến họ khổ. Giống như nếu với mình quả sầu riêng là ngon chẳng hạn, vì mình thấy ngon nên mình ép người mình thương ăn, trong khi họ không thích ăn, thậm chí là ngửi mùi sầu riêng thôi họ cũng đã không chịu được, thành ra như vậy mình lại làm khổ họ, trong khi đó mình lại nghĩ ngon như thế mà họ không ăn là dại dột. Nếu không hiểu họ thì mình không thể biết được nhu cầu thực sự của họ là gì. Nếu không biết được nhu cầu của người khác mà mình cố thương họ thì sẽ dễ dẫn đến áp đặt họ, điển hình là áp đặt lên con cái, cho nên càng thương càng khiến họ khổ. Khi chúng ta hiểu người khác, hiểu chính mình thì chúng ta có muốn không thương cũng không được. Đó là tình thương không vụ lợi, không có động cơ gì cả... *Một cho tất cả Mình là nơi gặp gỡ của tất cả tổ tiên tâm linh, cũng như huyết thống, đấy là cái thấy của hiểu biết, thực tập thấy như thế sẽ khiến ta vững vàng. Khi mình mỉm cười là mình cười cho tất cả, mình bước một bước là bước cho tất cả. Đây là sự thật. Mình bước đi một bước vững chãi thì cha mẹ mình được nhờ, vợ chồng mình được nhờ, con cháu mình được nhờ. Cho nên thực tập không phải chỉ để cho riêng mình, đấy là cái thấy còn chưa sâu sắc. Khi mình làm hoà được với anh em, vợ chồng, gia đình là mình làm cho tổ tiên, ông bà, con cháu của mình. Nếu mình đến được với anh em, ngồi lại với họ, nhìn họ với ánh mắt yêu thương, mỉm cười với họ. Mình nói: anh không còn giận em nữa, chị không còn giận em nữa, con không còn giận cha nữa; đó là một cử chỉ làm cho thế giới hoà bình, trong lòng của tổ tiên, con cháu mình sẽ có sự chuyển hoá và mình biết rằng mình có thể làm chuyện đó. Mình buông khí giới trong tâm mình thì ông bà, tổ tiên, con cháu mình cũng buông khí giới và thế giới hoà bình... *Tâm Có thể khi ta phát hiện rằng mình đang buồn, ban đầu ta tưởng rằng đây là một nỗi buồn vô cớ, nhẹ nhàng thôi. Nhưng ta nhìn sâu có thể ta sẽ thấy đó là một nỗi buồn thiên thu, có thể đã được ông bà tổ tiên ta trao truyền lại. Như khi chúng ta nghe một điệu ru, điệu ru ban đầu có thể hơi buồn buồn, nhưng trong chiều sâu của điệu ru có thể là hàng trăm năm giặc giã chiến tranh, hàng nghìn năm đói khổ đã đi qua thời kỳ cha ông ta và bây giờ đây cái tiếng ru buồn buồn đó nó mang trong lòng âm hưởng của thời kỳ đói khổ đó. Tiếng bà ru cháu buổi trưa Chang chang nắng hạ, võng đưa rầu rầu Hoàng Cầm Tiếng bà ru cháu có thể là tiếng kêu than hàng trăm năm đói rách, lầm than. Chỉ có tỉnh thức mới cho ta thấy được, tiếp xúc được với chiều sâu của cái cây và hạt giống, của nhân và quả. Nếu chúng ta có những ám ảnh về nỗi sợ bơi lội, sợ ma, hay những vấn đề tâm lý… thì có thể ông bà, tổ tiên cũng đã gặp những vấn đề tương tự mà cha ông ta chưa chuyển hoá được, và nó được trao truyền, đọng lại trong chiều sâu tâm thức của ta. Nếu ta chuyển hoá được thì cũng chính là chuyển hoá cho bản thân mình, cho cha ông mình và cho cả thế hệ sau này nữa... *Buông bỏ Tôi nhớ rằng, ở thời Đức Phật có một vị vua khi nghe tin Phật đang ở quốc gia mình, vua có ý muốn đem một viên kim cương với một bông hoa sen đến để thử lòng Phật. Khi dâng viên kim cương lên thì Phật nói: bỏ xuống. Vua bèn bỏ xuống và dâng lên phật một bông hoa sen, Phật nói: bỏ xuống. Vua bỏ bông hoa sen xuống, trong tay không còn gì, Phật lại nói: bỏ xuống. Vua nói: trong tay con đâu có cầm cái gì nữa thưa Đức Phật. Đức Phật nói: vua hãy bỏ xuống động cơ trong tâm mình. Hầu hết những khổ đau trong chúng ta là do chúng ta không buông bỏ được những ý niệm trong tâm mình, những tham đắm, giận hờn, đố kỵ… *Chúa dạy Khi ta mâu thuẫn với người khác, hay ta tự mâu thuẫn với chính mình. Nếu ta tự hiểu cho chính mình, hoặc đặt bản thân mình vào vị trí của người khác một cách sâu sắc, ta sẽ hiểu tại sao trong quá khứ ta đã làm như vậy, người kia đã làm như vậy. Khi ta đặt mình vào vị trí của người khác, ta mới biết được nhu cầu, sự lo lắng, chịu đựng, hạnh phúc của họ là gì; khi đã hiểu được như vậy thì ta không còn tự trách mình, không trách người kia và sự hòa giải tự diễn ra bên trong ta... *Lo lắng là căn bệnh của thời đại Chúng ta có thể dễ thấy lo lắng là một chứng bệnh của thời đại mới, của cả nhân loại. Chúng ta lo nhưng chúng ta lo hơi nhiều, lo vì nghĩ về tương lai quá nhiều. Chúng ta lo hết chuyện này đến chuyện khác, từ đó những triệu chứng được phát hiện trên thân thể ta như nhức đầu, khó ngủ, đau dạ dày, căng thẳng, trầm cảm… Áp lực của sự lo sợ khiến cơ thể chúng ta mất cân bằng, từ đó bệnh tật sinh ra. Những vấn đề về tâm lý có nguyên nhân xuất phát từ áp lực của sự lo sợ. Sự lo sợ của người khác có thể thúc đẩy sự lo sợ của ta. Thấy người ta lo nên hình như mình cũng phải lo. Nhưng dù chúng ta lo bao nhiêu đi nữa thì chúng ta cũng chỉ thêm ốm người, xanh xao và đóng góp thêm vào sự xanh xao của nhân loại. Buông bỏ gánh nặng của lo lắng là sự thực tập của chúng ta...Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Công ty Cổ Phần In Hòa Phát

Ngày xuất bản

2024-05-03 11:29:44

Loại bìa

Bìa mềm tay gấp

Số trang

196

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông

Hiện tại sản phẩm không có voucher ưu đãi !!!

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan