Sách Pháp Hoa Kinh thông nghĩa (bộ 3 quyển)
Sách Pháp Hoa Kinh thông nghĩa (bộ 3 quyển)
Sách Pháp Hoa Kinh thông nghĩa (bộ 3 quyển)
1 / 1

Sách Pháp Hoa Kinh thông nghĩa (bộ 3 quyển)

5.0
2 đánh giá
1 đã bán

Nhà xuất bản: Hồng Đức Phát hành: Cửu Đức Tác giả: Thích Trí Tịnh Kích thước: 13x20cm Hình thức: Bìa mềm, có hộp Tập 1: 386 trang Tập 2: 426 trang Tập 3: 398 trang -------------- Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa (Bộ 3 tập) Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa) là bộ kinh đại t

600.000
Share:
BOOKCITY

BOOKCITY

@bookcityvn
4.9/5

Đánh giá

2.690

Theo Dõi

1.171

Nhận xét

Nhà xuất bản: Hồng Đức Phát hành: Cửu Đức Tác giả: Thích Trí Tịnh Kích thước: 13x20cm Hình thức: Bìa mềm, có hộp Tập 1: 386 trang Tập 2: 426 trang Tập 3: 398 trang -------------- Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa (Bộ 3 tập) Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa) là bộ kinh đại thừa nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát. Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ, gồm hơn 60.000 lời, hai mươi tám phẩm. Nội dung kinh Pháp Hoa một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh Pháp-Hoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp-Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Giúp quảng độ Kinh Pháp Hoa đến nhiều người hiểu sâu xa hơn về bộ kinh văn này, HT Thích Trí Tịnh đã biên soạn dịch và thông nghĩa trọn vẹn bộ kinh với tên KINH PHÁP HOA THÔNG NGHĨA. BỘ sách gồm 3 tập, trình tự được giữ nguyên bản theo Kinh Pháp Hoa, bố cục bắt đầu bằng Chánh Văn và sau đó là phần Giảng Nghĩa hết sức thuận lợi cho mọi người tra cứu, đọc và hiểu hết những ý nghĩa sâu xa của kinh. Lời Tựa Thuở xưa, ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư chuyên trì kinh Pháp Hoa, chứng được Pháp Hoa tam-muội. Ngài thấy được hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, bèn thông dùng ba pháp quán (chơn, giả, trung) để giải thích toàn thể kinh Pháp Hoa, nhẫn đến bách giới thiên như, tổng quy về nơi quán tâm. Trong bộ Huyền Nghĩa và Thích Thiêm rất là tinh tường. Chỉ vì văn thì quá rộng mà nghĩa lý lại rất sâu, khiến cho người kiến thức cạn khó (vào) thấy được, đại khái rất rườm rà, mà hàng Tổng môn chuộng đó lại rất ít. Ngài Ôn Lăng thiền sư ban đầu làm yếu giải văn gọn mà nghĩa tột, gá nơi sự để tiêu biểu cho pháp, thanh nhã mà có chỉ quy. Vả lại, tông nghĩa của Hoa Nghiêm, là một kinh ban đầu, và một kinh rốt sau (Pháp Hoa) rất là vừa đúng. Bởi ý chỉ nơi giản yếu nên chưa phát huy hết thủy chung nguyên bổn. Do đó, người đọc chưa có thể thấu suốt được ý chỉ nguyên thủy yếu chung. Tóm lại có hơi thiếu sót vậy. Nhưng có hai nhà phán kinh toàn bộ (ngài Thiên Thai và Ôn Lăng) đều lấy tám phẩm sau chung nhập làm phần lưu thông, in tuồng như chưa thông suốt được quy thú. Người học nhìn lướt qua cho là tầm thường, đến nỗi ý của Phật chưa thông mà chỉ thú của kinh cũng chưa rõ, ở nơi văn tự đều cho là rườm rà. Đức Thanh tôi từ thuở nhỏ đã vào hội giảng kinh, chỗ nghe và chỗ học tập chẳng đồng, mà trộm có ý nghi nên thường để tâm tham cứu. Ngày trước, nhờ ơn khi bị lưu đày, trước nhục với ngài Đạt Quán thiền sư lúc nghe tôi mắc nạn, nên vì tôi mà hứa tụng một trăm bộ Pháp Hoa để tiêu tội đời trước. Trên đường lưu đày, bèn mở đạo tràng ở những nơi cao ráo hợp các đệ tử lại để trì tụng. Chúng thỉnh giảng thuyết một vòng, bỗng nhiên có chỗ khế hội, bèn dùng bốn chữ “khai thị, ngộ, nhập” để phán toàn kinh Pháp Hoa. Mọi người đều vui đẹp, nhân đó biên ra thành tập, trước sau xuyên suốt, rồi dùng bốn môn “tín, giải, hạnh, chứng” của Hoa Nghiêm để thâu đó, lược không còn pháp nào thừa. Thỉnh hỏi các bậc cao minh thì trong đó có người hứa khả. Nhân nghĩ đến phần đại cương, dù đã nắm được để chia phẩm mục, mà kinh thì chưa hội thông, chẳng tiện cho hàng sơ học. Thế nên, tôi thuật phẩm tiết để trình bày ý chỉ toàn kinh, vẫn còn lược mà chưa rõ. Bởi vì Tổng Hoa Nghiêm phát minh “đức Như Lai xuất thế là vì một đại sự nhân duyên”. Ở phẩm Phương Tiện, đức Như Lai đã tự thuật rất rõ, vì thứ lớp truyền nhau không rõ nơi đầu nguồn, thế nên, người học chẳng khỏi trống ra biển mà than vậy. Do đó, nay tôi lại làm bộ “Thông Nghĩa”. Bởi tôn trọng bậc cổ đức và các bộ giải xưa, chẳng dám vọng làm giải thích. Chỉ hội thông toàn kinh, để quy về nơi “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”, hầu phát minh ý chỉ rộng lớn trước sau xuyên suốt của kinh Hoa Nghiêm, để đề xướng bổn hoài xuất thế của Như Lai. Nếu hiệp các dòng mà quy về nơi biển cả thì trọng ở cương Tông, mà văn ngôn có thể lược, cho nên thông đại nghĩa kia dù chế ra chẳng theo nơi xưa, mà lý thì có chỗ sở Tông. Trông mong người xem không vì người mà bỏ lời thì cái tội lấn lướt người trên của tôi có thể tha thứ được vậy. Hám Sơn Đức Thanh Hân tịnh Tỷ-kheo Thích Trí Tịnh dịch ---------------------- Trích "Phần Tổng Hiển - Phẩm Tựa": Chánh Văn:

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

Cửu Đức

Năm xuất bản

2019

Sản Phẩm Tương Tự