SÁCH - TỨ PHẦN LUẬT (Bộ 3 quyển)
SÁCH - TỨ PHẦN LUẬT (Bộ 3 quyển)
1 / 1

SÁCH - TỨ PHẦN LUẬT (Bộ 3 quyển)

5.0
1 đánh giá

TỨ PHẦN LUẬT Hán dịch: Tam tạng Phật đà da xá và Trúc Phật Niệm. Chứng minh: Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ. Việt dịch: Tỳ kheo Thích Đỗng Minh. Hiệu chính và chú thích: Tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ. Tái bản năm 2019, NXB Hồng Đức. Bộ 3 quyển (2 tập và tổng mục lục)

1.200.000
Share:
Nhà Sách Hà Nội

Nhà Sách Hà Nội

@banhangsachhanoi
4.9/5

Đánh giá

609

Theo Dõi

1.197

Nhận xét

TỨ PHẦN LUẬT Hán dịch: Tam tạng Phật đà da xá và Trúc Phật Niệm. Chứng minh: Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ. Việt dịch: Tỳ kheo Thích Đỗng Minh. Hiệu chính và chú thích: Tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ. Tái bản năm 2019, NXB Hồng Đức. Bộ 3 quyển (2 tập và tổng mục lục) Khổ sách: 19x27cm Tập 1: 1,033 trang Tập 2: 968 trang Tổng mục lục: 216 trang Bộ Tứ phần giới bổn như thích có nội dung tương đương với phần đầu của Luật tứ phần, do ngài Hoằng Tán biên soạn. Trong lời tựa in sách năm Quý Mùi, niên hiệu Sùng Trinh (1643), ngài cho biết: “Đời nay, những kẻ tu lầm chứng quấy, nói thì nói lời ngoài giới luật, chấp theo phép tà kiến của mình; chính mình không giữ được, muốn cho ai cũng đồng cái bệnh như mình, chê pháp, bỏ luật, không thèm ngó tới. Tôi nhân thấy vậy, gắng khuyên kẻ sơ học ghé mắt vào tạng luật, hầu Định, Huệ có nền móng, thời chính pháp mới được lâu còn. Song, văn luật ý mầu; pháp, chỉ, trì, tác, phạm, danh, chủng, tánh và tướng, người xem không đâu là không mờ mịt, nên tôi mới vội quên sức dốt của mình lấy bộ giới bổn đúng như Luật tạng mà giải thích, cho nên gọi bộ này là bộ Như Thích. Thích mà chưa hết, thời phụ thêm các bộ khác cho rõ đó: vừa là làm then chốt cho tạng luật, vừa là giúp kẻ học giả được thông thạo đường lối, văn chương tuy đơn giản mà nghĩa lý thật đủ; dầu ai muốn lên đền đài Phật Xá Na, cũng có thể từ đây bước lên một bước”. Ngài Hoằng Tán nêu thêm chủ trương chú giải của mình “Muốn cho kẻ sơ học mau biết phép trì, phép phạm nên tôi lấy bộ Giới bổn đúng như Luật tạng giải ra, nhưng văn luật rất nhiều, không thể mỗi mỗi y theo tạng bổn; mới bớt chỗ nhiều nêu chỗ cốt yếu, mà nghĩa thật đầy đủ. Chí ư, giới khai, giá, trì, phạm quyết định không dám thêm bớt”. Tại Việt Nam, Tứ Phần giới bổn như thích không biết xuất hiện chính xác năm nào. Căn cứ vào lời ghi sau sách của bộ Tứ phần giới bổn như thích do chùa Tân Phước, xã Quế Dương, huyện Vũ Giàng, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh trùng khắc vào năm Tự Đức thứ 34 (1880) ta biết được Tứ phần giới bổn như thích đã xuất hiện trước đó. Ngài Tuệ Đa trụ trì chùa Tân Phước cho biết: Cựu bản đã lâu, ván mục, sai câu lệch chữ nên đến thỉnh hòa thượng Tâm Viên ở chùa Vĩnh Nghiêm hiệu chỉnh chữ nghĩa. Sửa được như ý liền nhờ thợ khắc chùa Khánh Linh khắc ván từ mồng 5 tháng 3 năm Đinh Sửu (1877) đến ngày 16 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1882) thì hoàn thành. Bài sau sách này được ngài Tuệ Đa viết vào năm Tự Đức thứ 34-1880, tức trước năm hoàn thành khắc ván 2 năm mà chính ngài có nhắc trong lời giới thiệu. Có vẻ như mâu thuẫn, nhưng điều này thường xảy ra và rất bình thường đối với các bộ ván khắc. Vì thời gian khắc ván mất vài năm có khi đến vài chục năm, người viết lời tự/bạt có thể viết trước. Viết năm nào đề năm đó. Có thể lời giới thiệu được viết trong giai đoạn ván gần hoàn thành, và chỗ trống đề năm hoàn thành ván được khắc khi đã biết thời điểm chính xác hoàn thành bộ luật. Bộ Tứ phần giới bổn như thích của chùa Tân Phước được khắc thành 4 quyển, mỗi quyển tầm 100 trang, mỗi trang 2 mặt, mỗi mặt 10 cột, mỗi cột 20 chữ. Thỉnh thoảng xen những đoạn chú giải, mỗi cột vẫn 20 chữ nhưng chia lại thành 2 dòng. Thư viện Huệ Quang đã phục chế theo y như nguyên bản bộ Tứ phần giới bổn như thích này. Sách mang kí hiệu HQPĐTS 1015/1-HQPĐTS 1015/4. Bản Việt văn được hòa thượng Thích Hành Trụ (1904-1984) phiên dịch và được Phật học đường Giác Nguyên xuất bản thành 2 quyển in năm 1959 (Tịnh xá Trung Tâm tái bản năm 1967). Tứ phần giới bổn như thích là bộ luật thiết yếu với dung lượng vừa phải rất cần thiết và phù hợp dành cho người tu sĩ muốn tham cứu về giới luật nhất là các vị mới thọ giới tỳ kheo.

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa cứng

Nhà Phát Hành

Cửu Đức

Sản Phẩm Tương Tự